Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất) là sân bay nhộn nhịp nhất ở Việt Nam với 40 triệu hành khách vào năm 2017, Phục vụ nhu cầu đi lại đường hàng không của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Đông Nam bộ Việt Nam. Tính đến tháng 1 năm 2018, tổng công suất của Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là 40 triệu hành khách trên năm, tuy nhiên nó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, hiện tại tình trạng tắc quá tải sân bay liên tục diễn ra. Và gây ra tranh luận về việc mở rộng hoặc xây dựng một sân bay mới. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng hành khách nhiều nhất thế giới. Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 45 triệu lượt khách trong và ngoài nước.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng đầu những năm 1930, do chính quyền thực dân Pháp xây dựng. Nó được lấy tên như vậy vì gần làng Tân Sơn Nhất.
Công suất
Năm 2007, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phục vụ khoảng 9,5 triệu lượt hành khách (so với 8 triệu lượt khách trong năm 2006) với 74.000 chuyến bay trong và ngoài nước. Theo khảo sát gần đây lượng hành khách tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã chiếm gần hai phần ba số khách đến và đi tại các sân bay quốc tế khác của Việt Nam (Sân bay quốc tế nội bài, Sân bay Đà Nẵng). Do nhu cầu ngày càng tăng (khoảng 20–25% mỗi năm), Sân bay đã được liên tục được cải tạo và mở rộng bởi TIA.
Năm 2011, nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất có công suất tối đa là 15 triệu lượt hành khách. Sân bay đạt công suất 25 triệu lượt khách trong năm 2014, sớm hơn dự đoán hai năm. Cả nhà ga trong nước và quốc tế đều được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Trong tháng 12 năm 2014, việc mở rộng nhà ga nội địa đã hoàn thành, nâng công suất của nhà ga lên 15 triệu lượt khách mỗi năm, Nhà ga quốc tế được hoàn thành vào tháng 11 năm 2016, khi hoàn thành nhà ga có thể xử lý 14 triệu lượt khách mỗi năm.
Cơ sở vật chất
Sau khi khai trương nhà ga quốc tế mới vào tháng 10/2007, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có hai tòa nhà chính một dành riêng cho các chuyến bay quốc tế và một dành riêng cho chuyến bay nội địa.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xây dựng một hàng hóa dùng để xử lý tình trạng gia tăng nhanh chóng của hành khách (dự kiến đạt 20 triệu trong năm 2010, so với 7 triệu và 9,5 triệu trong năm 2005 và 2006 tương ứng) và khối lượng hàng hóa tại sân bay.
Năm 2017 sân bay đã hoàn thành Khu vực để xe với lượng xe đạt tới 150.000 chiếc để phục vụ cho hàng khách.
Năm 2018 sân bay hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo sân bay hiện đại hơn để phục vụ tốt hơn cho hành khách.
Xe buýt và các loại xe đưa đón
Bến xe buýt nằm ở phía trước nhà ga quốc tế và quốc nội. Nó kết nối trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bằng tuyến xe buýt 109 và 152 cũng như tuyến xe buýt 49. Kết nối sân bay với Thành Phố Vũng Tàu và các thành phố khác ở Đồng Bằng Sôn Cửu Long bằng dịch vụ xe buýt tốc hành cũng như tuyến xe buýt số 119
Tàu Điện ngầm Metro
Sân bay dự kiến sẽ được phục vụ bởi Tuyến Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020. Nó kết nối tới trung trung tâm thành phố và tới Công viên Văn Hóa Suối Tiên
Taxi
Gồm nhiều Thương hiệu taxi như Vinasun và Mai Linh… Bên cạnh đó có các dịch vụ vận tài của GRAB
Đường Xá
Trước năm 2016, sân bay chỉ có một tuyến đường chính là đường Trường Sơn, nó không đáp ứng được lưu lượng hành khách ngày càng tăng gây tắc nghẽn giao thông thường xuyên trong và ngoài sân bay. Nhằm giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Năm 2017, Đại lộ Phạm Văn Đồng chính thức khai trương và kết nối sân bay với Quốc lộ 1A tại ngã tư phía đông sân bay. Hiện tại hành khách có thể dễ dàng lưu thông giải quyết được vấn đề quá tải trong nhiều năm qua.
Sân bay quốc tế Long Thành
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm bên trong trong tâm đông đúc của thành phố Hồ Chí Minh, Việc mở rộng là điều khó khăn.
Vì vậy, Theo Quyết định của Chính Phủ Việt Nam vào tháng 7/2005 sẽ xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành – để thay thế sân bay Tân Sơn Nhất cho các chuyến bay quốc tế (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ phục vụ các chuyến bay nội địa). Kế hoạch tổng thể cho sân bay mới được công bố vào tháng 12 năm 2006. Sân bay mới sẽ được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km (về phía đông. 65 km về phía bắc thành phố biển Vũng Tàu, gần Quốc lộ 51A.
Theo kế hoạch sửa đổi đã được phê duyệt trong năm 2011, Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng trên diện tích 50 km2, sẽ có bốn đường băng (4.000m x 60m). Dự án sẽ được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một xây dựng hai đường băng và một nhà ga với công suất 25 triệu lượt khách/năm, sẽ hoàn thành vào năm 2020. Giai đoạn hai dự kiến hoàn thành vào năm 2030, hoàn thành hai nhà ga hành khách và ga hàng hóa được thiết kế tiếp nhận 1,6 triệu tấn hàng hóa và 60 triệu hành khách mỗi năm. Giai đoạn cuối cùng dự kiến sẽ được bắt đầu sau năm 2035, được hình dung để xử lý 100 triệu lượt khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm trên cơ sở hạ tầng của 4 đường băng và 4 nhà ga hành khách.
Mở rộng
Vì sân bay Long Thành phải đến năm 2025 mới đi vào hoạt động, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo đề nghị, sẽ xây dựng một nhà ga 3 mới và một nhà ga 4 (được xây dựng ở phía nam sân bay), một đường lăn song song giữa các đường băng hiện có và các hầm chứa kỹ thuật ở phía đông bắc. Thời gian dự kiến hoàn thành nâng cấp sẽ là 4 năm và sau đó sân bay sẽ có sức chứa 45-50 triệu lượt khách mỗi năm.